0

Hội chứng căng trương lực là gì? | Chuyên gia tâm lý

Hội chứng căng trương lực (Catatonia) là một căn bệnh theo từng cơn ảnh hưởng đến cả hành vi lẫn kỹ năng vận động, hội chứng có đặc điểm là chức năng tâm - vận động bất thường và sự thiếu phản ứng cực độ khi tỉnh táo.

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Định nghĩa hội chứng căng trương lực

Căng trương lực là một trạng thái bất động có thể kéo dài trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Những người mắc bệnh này có thể có cái nhìn cuộc sống hết sức tiêu cực và có thể không hề phản ứng trước các sự kiện bên ngoài, trở nên bị kích động và gặp khó khăn trong việc nói chuyện bởi chứng lo âu cực độ và từ chối ăn hay uống. Các triệu chứng cũng bao gồm cảm giác buồn bã, cáu gắt và vô giá trị, chúng có thể xuất hiện hàng ngày. Một người bệnh có thể mất đi hứng thú với các hoạt động, giảm hoặc tăng cân đột ngột và có vấn đề với việc ngủ hay ra khỏi giường, cảm thấy bứt rứt. Khả năng đưa ra quyết định giảm sút và các ý nghĩ về việc tự tử là điều thường gặp.

Tình trạng này có thể có nguyên do tâm lý hoặc thần kinh và có thể gắn liền với trầm cảm hoặc loạn thần. Safe and Sound gồm các chuyên gia tâm lý có thể hỗ trợ phát hiện ra vấn đề này.

Người ta ước tính rằng có khoảng 10-15% số bệnh nhân mắc căng trương lực cũng có cả các triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt, trong khi đó khoảng từ 20-30% số người mắc rối loạn lưỡng cực có thể trải qua hội chứng căng trương lực - phần lớn là trong giai đoạn hưng cảm của họ.

Sung-so-la-mot-trong-nhung-trieu-chung-dien-hinh-cua-hoi-chung-Catatonia-safe-and-sound 

Ảnh 1: Hội chứng căng trương lực là hội chứng tâm thần kinh hiếm gặp

 

Người mắc tâm thần phân liệt cần sự hỗ trợ đặc biệt từ các chuyên gia tâm lý để quản lý và giảm thiểu triệu chứng. Quá trình chăm sóc thường bắt đầu bằng một cuộc đánh giá cụ thể để xác định mức độ bệnh mà người bệnh đang trải qua. Dựa trên đánh giá, chuyên gia tâm lý của Safe and Sound sẽ phát triển một kế hoạch điều trị riêng biệt, tùy thuộc vào nhu cầu và tình trạng cụ thể của từng người. Vậy Safe and Sound sẽ giúp bạn như thế nào để vượt qua vấn đề này?

- Nhận diện và điều chỉnh nội tâm trước những khó khăn hiện tại của bạn

- Cùng bạn tìm ra giải pháp tối ưu để vượt qua

- Kích hoạt nguồn năng lượng tích cực bên trong của bạn

2. Triệu chứng căng trương lực

2.1. Phản ứng ngược (Negativism)

Có xu hướng chống đối bất kỳ quan điểm nào khác ngoại trừ quan điểm tiêu cực.

2.2. Chứng bắt thế (Catalepsy)

Là tình trạng bệnh nhân giữ nguyên một vị trí mà người khác sắp đặt. Tư thế bất động kèm theo hiện tượng cứng đờ hoặc hoàn toàn không có phản ứng trong tình trạng giống như bị thôi miên. Bệnh nhân vẫn hoàn toàn tỉnh táo và nhận thức được xung quanh nhưng không thể nào phản ứng lại.

2.3. Uốn sáp (Waxy flexibility)

Là triệu chứng diễn tả tình trạng bệnh nhân để người khác di chuyển tay chân mình và giữ nguyên tư thế mới được sắp đặt (đứng, nằm, ngồi). 

2.4. Câm lặng (Mutism)

Một số bệnh nhân mắc hội chứng căng trương lực hoàn toàn im lặng và có biểu hiện không muốn hoặc không thể nói.

2.5. Trạng thái sững sờ (Stupor)

Sững sờ là trạng thái bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo nhưng lại bất động, thiếu biểu cảm và không phản ứng trước các kích thích xảy ra xung quanh. Thậm chí đó là cơn đau hay các cảm giác khó chịu như bỏng rát, ngứa,...

Ảnh 2: Sững sờ là một trong những triệu chứng điển hình của hội chứng Catatonia

2.6. Tạo dáng (Posturing)

Bệnh nhân đổi từ một tư thế khác thường này sang một tư thế khác thường khác. 

2.7. Kiểu cách (Mannerism)

Một số bệnh nhân tạo dạng hoặc thực hiện các cử động kỳ lạ, thái quá và không phù hợp với hoàn cảnh. 

2.8. Định hình (Stereotypy)

Rập khuôn là những hành vi thường xuyên, kéo dài, lặp đi lặp lại một cách định hình và gần như không có mục đích. 

2.9. Kích động (Agitation)

Kích động là một trong những triệu chứng điển hình của hội chứng căng trương lực. Bệnh nhân thường có những cử động vô nghĩa và chứa nhiều rủi ro.

2.10. Mặt nhăn nhó (Grimacing)

Người mắc hội chứng căng trương lực thường có những biểu cảm gương mặt méo mó để thể hiện sự kinh tởm, khó chịu, thậm chí đau đớn. 

2.11. Nhại lời (Echolalia)

Chứng nhại lời là một trong những triệu chứng điển hình của hội chứng căng trương lực. Triệu chứng này đặc trưng bởi tình trạng bệnh nhân liên tục lặp lại những gì người khác vừa nói.

2.12. Nhại động tác (Echopraxia)

Bệnh nhân có thể bắt chước lại hành động và tư thế của người khác.

 

3.Các chuyên gia của Safe and Sound là ai để giúp đỡ bạn

Chúng tôi tin rằng sự kết hợp giữa chuyên gia tâm lý và bác sỹ tâm thần sẽ đem lại hỗ trợ tốt nhất cho bạn. Đội ngũ chuyên gia của Safe and Sound đáp ứng khắt khe các tiêu chuẩn, giúp bạn giải quyết đa dạng các vấn đề tâm lý bao gồm: Trầm cảm, lo âu, các vấn đề về giấc ngủ, rối loạn cảm xúc, các mối quan hệ, chấn thương tinh thần,…

- Bề dày kinh nghiệm hành nghề với đa dạng vấn đề tâm lý

- Kỹ năng đánh giá, tham vấn và xây dựng kế hoạch hỗ trợ hiệu quả

- Kết hợp linh hoạt các kỹ thuật, phương pháp để hỗ trợ hiệu quả và duy trì kết quả bền vững

: Hội chứng căng trương lực là gì? | Chuyên gia tâm lý

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound